Bí quyết để thu được một mùa thanh long trĩu cành

Bất cứ loại trái cây ăn quả nào cũng đều có những nguyên tắc nhất định để nâng cao sản lượng và hiệu suất cây trồng. Bởi vậy, thanh long ruột đỏ được trồng tại tỉnh Trà Vinh cũng không nằm ngoài các nguyên tắc đó. Dưới đây là một số “bí quyết” người nông dân có thể lưu ý để có thể thu hoạch được sản lượng thanh long hiệu suất hơn trong mùa vụ.

1. Chuẩn bị trước khi trồng thanh long ruột đỏ

Chuẩn bị trước khi trồng thanh long ruột đỏ

Trước khi trồng thanh long ruột đỏ cần chuẩn bị đầy đủ giúp chúng ta có thể chủ động trong việc canh tác loại cây này. Trong đó, việc chuẩn bị cần có những lưu ý, tiêu chuẩn cơ bản cần lưu ý như:

Lưu ý về lựa chọn cây giống trước khi trồng

Lựa chọn những hom có chiều dài 30 – 40cm, đảm bảo là những cành khỏe, thắng, to và tuyệt đối không bị sâu bệnh. Đồng thời cây giống nên lựa chọn là những hom có độ tuổi từ 6 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, yêu cầu đối với đáy hom dài từ 3 – 5cm cần được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi. Việc này giúp chúng ta tránh được nguy cơ thối hom giống. Sau khi đã thực hiện xong chúng ta nhúng đáy hom vào dung dịch thuốc trừ nấm chuyên dụng trước khi trồng.

Lưu ý về công tác làm đất

Việc làm đất cần được tiến hành kỹ lưỡng, đạt chuẩn tạo điều kiện cho cây giống có điều kiện phát triển tốt nhất. Chuẩn bị đất trồng cho thanh long ruột đỏ không quá cầu kì song cũng cần đảm bảo theo đúng yêu cầu.

Sử dụng đất xốp kết hợp với việc bón lót, bón vôi bột khử trùng trước khi tiến hành trồng. Việc làm đất yêu cầu cần thực hiện trước thời điểm trồng khoảng 1 tháng. Bên cạnh đó, việc làm mô cần tiến hành cho từng gốc trồng là yêu cầu bắt buộc. Tiêu chuẩn của mô trồng có chiều cao khoảng 10 – 15cm và đường kích tiêu chuẩn là 60 – 80cm.

Lưu ý về mật độ trồng cây tại vườn thanh long

Tuân thủ đúng mật độ trồng giúp cây thanh long ruột đỏ có điều kiện phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh và cho năng suất thu hoạch cao nhất. Theo đó, nên đảm bảo mật độ trồng tiêu chuẩn từ 700 – 1000 trụ/ ha. Mật độ này tương ứng với khoảng cách là 3 x 3m.

Lưu ý về cách bón phân

Tiêu chuẩn bón phân

Tiêu chuẩn bón phân

Bón phân cho cây thanh long ruột đỏ là yêu cầu bắt buộc. Việc canh tác nếu bón phân đúng cách giúp cung cấp dưỡng chất, đảm bảo giúp quá trình canh tác loại cây ăn trái này diễn ra thuận lợi. Cụ thể là:

* Bón lót

Bón lót là công đoạn cần thực hiện trong quá trình làm đất, trước khi trồng cây giống được thực hiện. Với bón lót chúng ta cân nhắc sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc dùng phân hữu cơ Organic 1 với lượng từ 1 – 3kg/ cây/ lần. Đồng thời kết hợp với bón vôi bột để khử trùng cho đất trồng, loại bỏ mầm bệnh tốt.

* Bón thúc

Việc bón thúc cần thực hiện sau khi trồng thanh long ruột đỏ. Cung cấp dưỡng chất thúc đẩy loại cây trồng này có thể phát triển tốt như yêu cầu. Trong đó, những đợt bón thúc chính cần thực hiện ngay sau khi trồng là:

  • Bón thúc lần 1: thực hiện sau khi trồng cây giống khoảng 2 tuần, sử dụng phân NPK 20-20-15, bón cho cây với liều lượng 0.3 – 0,5 kg /cây/ lần.
  • Bón thúc lần 2: sử dụng phân bón NPK 15-15-15+TE hoặc NPK 17-7-17 sau khoảng 5 tháng trồng với liều lượng sử dụng là 0.5 – 0,7kg /cây/ lần.

Việc bón thúc cần tiến hành đều đặn cho mỗi mùa vụ. Bên cạnh đó, việc cân nhắc dùng thêm các loại phân bón lá giúp kích thích cây ra hoa, cũng giúp tăng chất lượng quả, cải thiện độ bóng của vỏ quả được thực hiện tốt hơn.

Lưu ý về cách chăm sóc cây khi trồng thanh long ruột đỏ

Cách chăm sóc khi trồng thanh long ruột đỏ

Chăm sóc đúng cách khi trồng thanh long ruột đỏ tạo điều kiện lý tưởng để loại cây trồng này lớn lên khỏe mạnh. Việc chăm sóc loại cây ăn trái này cần chú ý tới những yêu cầu chính như:

Lưu ý trong việc cắt tỉa và tạo hình cho cây

Cắt tỉa và tạo hình cho tán rất có lợi cho quá trình phát triển của cây thanh long ruột đỏ. Đảm bảo độ thông thoáng, đồng thời cũng giúp tán của cây sinh trưởng nhiều hơn. Từ đó quá trình ra quả, đồng thời cho tránh chất lượng cao.

Đối với từng cây tính từ mặt đất cho tới đỉnh trụ sẽ chỉ để lại một cành chính. Trong quá trình cây phát triển cần cột chặt cành vào trụ để cây tự phát triển, đồng thời rễ cây có khả năng bám chặt vào trụ và không bị gãy do ngoại cảnh, điều kiện thời tiết tác động.

Ngoài ra, ở phần đỉnh trụ cần tiến hành cắt tỉa thành hình tròn để cây phân bố đều khắp quanh trụ. Việc cắt tải những cảnh sâu bệnh, cành già cũng cần chú ý để cây khỏe mạnh, cho trái đều, to đẹp và chất lượng cao hơn.

Lưu ý về việc tưới nước cho cây

Tưới nước cho cây thanh long là yêu cầu bắt buộc khi canh tác loại cây trồng này. Cung cấp đủ nước là điều cần được chú ý, đặc biệt là vào thời điểm mùa khô, hay khi trái đang lớn, hoặc khi quả thanh long sắp chín. Đảm bảo cung cấp đủ nước, duy trì độ ẩm phù hợp giúp cây lớn lên khỏe mạnh, phát triển trái to, đạt chất lượng cao.

Lưu ý trong khi dọn sạch cỏ

Yêu cầu trong làm cỏ đối với trồng thanh long ruột đỏ có những lưu ý cơ bản cần được quan tâm. Tiến hành phủ gốc bằng cỏ, cây phân xanh, rác,… giúp giảm thiểu tình trạng cỏ dại phát triển.

Đồng thời, cần chú ý tới việc xới phá váng sau mỗi trận mưa to, hay làm cỏ vào vụ xuân khoảng tháng 1 – 2 và vụ thu khoảng tháng 8 – 9 cần được thực hiện. Xới xáo đất trồng sau mỗi vụ, đồng thời mỗi năm cần xới gốc khoảng 2 – 3 lần là hợp lý.

Kết luận

Tổng kết lại, khi người trồng đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn, nguyên tắc nêu trên, họ sẽ có thể thu được diện tích canh tác loại cây ăn trái chất lượng, cho giá trị kinh tế cao, thu được khoản lợi nhuận lớn từ trồng thanh long ruột đỏ.

Share:

Author: SNN Tra Vinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *